Hotline
tel:02293 651 648
Email: info@songnamgroup.com
\
\

Quy trình sơn bả đúng tiêu chuẩn và lưu ý khi thi công

Ở bài viết này, TÂM PHÁT chia sẻ quy trình thi công sơn bả đúng kỹ thuật mà TÂM PHÁT áp dụng trong thi công nhà phố, biệt thự,… Mời bạn cùng tham khảo!

Với tinh thần luôn update những kĩ thuật thi công mới nhất, Tâm Phát luôn áp dụng trong tất cả công trình nhà phố, biệt thự, nhằm mang lại công trình đạt chất lượng và bền vững. Ngoài ra, giải pháp thiết kế kiến trúc hiện đại – tối giản – xanh thoáng của Tâm Phát  đem đến không gian sống đầy tiện nghi và thoáng mát cho gia đình. Tâm Phát cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất tại 63 tỉnh thành và dịch vụ xây nhà trọn gói tại Hà Nội và các khu vực lân cận.

1. Sơn bả là gì?  

Sơn bả là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit và được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ. Sơn bả tường sẽ giúp cho bề mặt tường mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn.

Hiện nay, matit có hai loại là matit dẻo và bột trét. Trong đó, dạng matit dẻo có độ bền cao hơn bột trét nhưng thi công phức tạp hơn do đó đòi hỏi kỹ thuật thi công cao.

2. Ưu điểm và nhược điểm sơn bả tường nhà 

2.1. Ưu điểm

  • Thi công sơn bả giúp bề mặt tường nhà trở nên mịn, phẳng và đẹp hơn.
  • Sơn bả phù hợp với các không gian phòng khách, phòng trưng bày…  làm cho sang trọng hơn với màng sơn mịn đẹp, bóng bẩy.
  • Tiết kiệm số lượng sơn lót, sơn phủ

2.2. Nhược điểm

Điểm hạn chế của sơn bả đó là độ bám và kết dính kém khi sơn bả tường. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của màng sơn.

3. Quy trình thi công sơn bả đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Tâm Phát

Dưới đây là quy trình thi công sơn bả của Tâm Phát chi tiết theo trình tự thi công bao gồm: công tác kiểm tra trước khi thi công, công tác thi công 

3.1. Công tác kiểm tra trước khi thi công

  • Kỹ sư của Tâm Phát sẽ tiến hành kiểm tra độ ẩm tường bằng máy đo độ ẩm. Để thi công sơn thì đổ ẩm tường <16%
  • Đội thợ vệ sinh bề mặt sắp thi công
  • Chà nhám sơ để loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn
quy trình thi công sơn bảThực hiện chà nhám sơ để loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn

 

3.2. Quy trình thi công sơn bả matit chi tiết của Tâm Phát

  • Bước 1: Thực hiện khuấy bột trét bằng máy khuấy. Đảm bảo bột khuấy xong không còn lợn cợn mịn khi thi công
biện pháp thi công sơn bảCông tác khuấy bột trét bằng máy khuấy

 

  • Bước 2: Làm phẳng bề mặt tường sau khi thi công bột trét với giấy nhám

– Sau khi lớp bột trét thứ 2 đã khô (thường 12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt bột

– Loại giấy nhám được sử dụng có số từ 120 đến 240

– Giấy nhám được kẹp vào bàn xả nhám khi sử dụng, không xả nhám khi không có bàn xả vì bề mặt sẽ không phẳng)

– Nên sử dụng giấy nhám số to từ 180 đến 240 khi thi công tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt

– Xả nhám bằng công cụ hoặc sử dụng máy xả nhám. Khi xả nhám nên dùng đèn pin để kiểm tra độ phẳng tường để khắc phục kịp thời. Ngoài ra, kiểm tra kỹ những khu vực sau này sẽ lắp đèn chiếu sáng song song với bề mặt tường

– Dùng thước nhôm khi thi công bột trét sẽ được góc, cạnh sắc nét hơn.

– Dùng thước xử lý góc tường sau khi thi công bột trét

  • Bước 3: Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám

– Sau khi xả nhám, dùng chổi cỏ làm sạch bụi bám trên bề mặt bột trét

– Sau khi xả nhám, trên bề mặt sẽ có rất nhiều bụi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng sơn và chất lượng bề mặt sau khi sơ  vì bụi đóng cục lại-

– Nếu không vệ sinh, hệ thống sơn chỉ bám lên lớp bụi và sẽ bị bong tróc về sau

4. Tiêu chuẩn nghiệm thu thi công sơn bả matit

  • Kiểm tra mẫu mã sơn nhập về
  • Kiểm tra số lượng sơn, rulo nhập về
  • Kiểm tra số lượng sơn còn lại trong ngày và báo cáo
  • Kiểm tra bột bả đủ 2 nước
  • Kiểm tra bột bả kỹ các khe cắt, giữa 2 ổ điện,…
  • Kiểm tra lăn sơn: trước khi sơn nước, nghiệm thu xả bột
  • Kiểm tra sơn lót toàn bộ nhà, trần sơn hoàn thiện
  • Bề mặt sơn láng đều, không bị gợn, đốm đặc biệt ở khu vực ông thông tầng, mặt tiền, mép cầu thang
  • Kiểm tra vị trí tường sơn màu nhấn 3D
  • Kiểm tra xả bộ bằng cách rọi đèn không bị gợn, xước
  • Kiểm tra vệ sinh sau khi thi công 

    5. Lưu ý khi thi công sơn bả bạn cần biết

    Một số lưu ý trước và trong quá trình thi công sơn bả theo kinh nghiệm của TÂM PHÁT:

    • Trước khi sơn bả phải tiến hành chống thấm tường, sàn ok hết rồi mới tiến hành sơn bả
    • Đảm bảo bề mặt tường trước khi bả bột phải đạt độ ẩm yêu cầu 
    • Trong trường hợp bả matit: Sau khi hoàn thiện làm phẳng bề mặt Matit xong phải làm sạch bụi phấn Matit trên bề mặt trước khi thi công sơn các lớp tiếp theo. Làm như vậy lớp sơn sẽ bám chắc tránh bong rộp và có độ bền cao.
    • Lưu ý xử lý bề mặt bị khuyết tật của tường, góc cạnh bằng bột bả trước khi tiến hành lăn sơn lót và sơn hoàn thiện
    • Khi thi công, nếu sơn bị đặc có thể pha thêm 5% nước. Tuyệt đối không được thêm nước vượt quá mức quy định, vì như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng màng sơn

    Trên đây là quy trình thi công và tiêu chuẩn khi thi công sơn bả cùng một số lưu ý mà TÂM PHÁT muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang tìm giải pháp thiết kế kiến trúc và thi công nhà phố, biệt thự,… thì hãy liên hệ với TÂM PHÁT để được tư vấn và khái toán chi phí thiết kế và xây nhà.

Tin tức liên quan

Những mẫu thiết kế nội thất biệt thự nghỉ dưỡng nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Loại hình bất động sản này đang dần được ưa chuộng nhiều hơn. Đặc biệt đây chính là “khẩu vị đầu tư” kiểu mới của giới thượng lưu.

Trong công tác xây dựng nhà ở hiện nay, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng công trình, trong đó có việc xây tường gạch đúng kỹ thuật. Vì vậy, TÂM PHÁT xin gửi đến các bạn các kỹ thuật xây tường gạch từ các bước chuẩn bị đến khi hoàn thiện một cách chi tiết nhất. Mời bạn cùng theo dõi bài viết!

Rất nhiều người biết đến sơn lót nhưng không hiểu rõ tác dụng chính của nó là gì nên cảm thấy băn khoăn, phân vân không biết có nên dùng sơn lót khi sơn nhà không.

Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định phạt tiền 10-50 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công không có giấy phép xây dựng.