24/7 Tư vấn

0772 233 338

Mở cửa văn phòng

8:00 AM - 5:00 PM

Tâm Phát trên mạng xã hội

DANH MỤC DỊCH VỤ TẠI TPH.vn

Quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội chuẩn nhất

Khi xây dựng nhà phố ở tại thủ đô, việc tuân thủ các quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính hợp pháp mà còn góp phần duy trì sự hài hòa về cảnh quan đô thị. Vấn đề chiều cao khi xây dựng nhà ở được rất nhiều quan tâm và gửi câu hỏi đến Tâm Phát. Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng nắm rõ các quy chuẩn giới hạn chiều cao xây dựng, từ đó giúp quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi và đúng pháp lý.

Tại sao pháp luật lại giới hạn chiều cao xây dựng nhà ở?

giới hạn chiều cao xây dựng nhà ở
Khu nhà đô thị được xây cùng chiều cao và số tầng để cảnh quan đẹp hơn

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của nước ta. Do đó, quy định chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội giúp đảm bảo mỹ quan đô thị, tạo nên vẻ đẹp và giá trị riêng của Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, pháp luật quy định giới hạn chiều cao xây dựng nhà ở vì nhiều lý do liên quan đến quy hoạch đô thị, bảo tồn di sản văn hóa, an toàn và chất lượng cuộc sống của người dân. Cụ thể như sau:

1. Quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan

Quy định chiều cao giúp đảm bảo sự hài hòa trong kiến trúc đô thị và bảo vệ cảnh quan. Nếu chiều cao của các tòa nhà không được kiểm soát, có thể dẫn đến sự chen chúc, không đồng đều về kiến trúc, và làm giảm chất lượng môi trường sống.

2. Bảo tồn di sản văn hóa

Hà Nội có nhiều công trình lịch sử và di tích văn hóa quan trọng. Giới hạn chiều cao xây dựng tối đa giúp bảo tồn cảnh quan đô thị truyền thống và không làm ảnh hưởng đến các di tích văn hóa, đồng thời giữ gìn giá trị kiến trúc và cảnh quan lịch sử.

pháp luật lại giới hạn chiều cao xây dựng nhà ở
Vì một Hà Nội đẹp hơn và an toàn hơn

3. Bảo vệ môi trường sống

Thêm vào đó, giới hạn chiều cao giúp ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm ánh sáng và tiếng ồn, đồng thời giúp bảo vệ ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành cho các khu dân cư.

4. Đảm bảo an toàn

Đối với các tòa nhà cao tầng việc đảm bảo an toàn như phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm rất quan trọng. Quy chuẩn chiều cao xây dựng giúp giảm bớt các khó khăn trong việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, giúp việc cứu hộ được hiệu quả.

5. Giao thông và cơ sở hạ tầng

Hà Nội đang đối mặt với vấn đề tác nghẽn giao thông và quá tải cơ sở hạ tầng. Các tòa nhà vượt quá giới hạn xây dựng có thể làm tình hình ngày càng trở nên tồi tệ nếu không được quản lý chặt chẽ. Quy định về chiều cao xây dựng giúp điều chỉnh khối lượng xây dựng phù hợp với khả năng của hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tại cơ sở.

Quy chuẩn chiều cao xây dựng và các vấn đề pháp lý liên quan

Hiện nay quy định chiều cao xây dựng nhà ở được trích xuất từ QCVN 01:2019/BXD do Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ thầm định, Bộ Xây Dựng ban hành theo Thông tư năm 2018. Mọi nhà ở riêng lẻ khi xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo đều phải được cấp phép xây dựng, trừ những đối tượng được miễn phí xây dựng.

Quy chuẩn chiều cao xây dựng
Đừng xây quá quá 6 tầng

Chiều cao xây dựng công trình dân sự – nhà liên kề

Đối với quy định chiều cao nhà ở liền kề thì hiện nay theo Tiêu chuẩn quốc gia về nhà ở liền kề (nhà ở liên kế) – tiêu chuẩn thiết kế quy định về chiều cao tại Hà Nội căn cứ vào quy định tại mục 5 tiều mục 5.5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 thì yêu cầu về chiều cao như sau:

  • Số tầng tối đa: Nhà liền kề không được xây quá 6 tầng, và trong các ngõ hẹp dưới 6m, số tầng tối đa chỉ là 4 tầng.
  • Tỷ lệ chiều cao: Trong những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, chiều cao nhà không vượt quá 4 lần chiều rộng ngôi nhà. Đối với những dãy nhà có độ cao khác nhau, chênh lệch chiều cao giữa các ngôi nhà liền kề chỉ được phép tối đa 2 tầng.
  • Quy định về mặt tiền: Đối với các đường phố lớn hơn 12m, chiều cao nhà được điều chỉnh theo góc vát 45 độ để đảm bảo sự hài hòa với không gian đô thị. Ở những tuyến đường nhỏ hơn 12m, chiều cao nhà không vượt quá giao điểm giữa đường và góc vát này.

Các quy định này đảm bảo rằng nhà ở không chỉ tuân thủ về mặt pháp lý mà còn hài hòa với cảnh quan tổng thể, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của khu vực.

quy định chiều cao xây dựng nhà ở liền kề

Để làm rõ hơn về quy định chiều cao xây dựng nhà ở liền kề, sau đây là một số ví dụ minh họa cụ thể theo luật định:

  • Lô đất có diện tích từ 30 m² đến dưới 40 m²: Nếu lô đất có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m và chiều sâu từ chỉ giới xây dựng hơn 5 m, chủ nhà được phép xây dựng tối đa 4 tầng và thêm 1 tum. Tổng chiều cao công trình không vượt quá 16 m.
  • Lô đất có diện tích từ 40 m² đến 50 m²: Với mặt tiền từ 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu hơn 5 m, quy định cho phép xây dựng tối đa 5 tầng và thêm 1 tum hoặc mái chống nóng. Tổng chiều cao nhà không vượt quá 20 m.
  • Lô đất có diện tích trên 50 m²: Nếu mặt tiền rộng hơn 8 m và chiều sâu từ chỉ giới xây dựng hơn 5 m, chủ nhà có thể xây dựng nhà cao tối đa 6 tầng, với tổng chiều cao không quá 24 m. Điều này thường áp dụng cho các khu vực có quy hoạch chi tiết hoặc hạn chế phát triển.

Ngoài ra, đối với những dãy nhà liền kề có khoảng lùi so với đường, quy định cho phép tăng chiều cao tối đa theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Tuy nhiên, mọi công trình đều không được phép lắp đặt hoặc xây dựng thêm các cấu trúc cao hơn quy định cho phép.

Những ví dụ chiều cao xây dựng công trình theo luật định này giúp làm sáng tỏ cách áp dụng quy chuẩn chiều cao trong từng trường hợp cụ thể, đảm bảo rằng công trình tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý và không ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

Chiều cao xây dựng công trình dân sự gần sân bay:

Khi xây dựng gần các công trình quan trọng như sân bay, quy chuẩn chiều cao xây dựng của các công trình dân dụng trở nên nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến hoạt động của các chuyến bay. Cụ thể:a

  • Theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ vùng trời, việc xây dựng gần sân bay phải tuân theo các tiêu chuẩn về giới hạn chiều cao công trình, đặc biệt là vùng giới hạn tĩnh không của sân bay.
  • Chiều cao tối đa của công trình phụ thuộc vào khoảng cách từ công trình đến khu vực sân bay, thường sẽ giảm dần khi công trình tiến gần đến sân bay.
  • Tất cả các công trình xây dựng trong phạm vi bán kính 15 km từ sân bay đều phải xin ý kiến từ cơ quan quản lý không lưu và cơ quan hàng không có thẩm quyền, nhằm đảm bảo không gây cản trở tầm nhìn và hoạt động hàng không.

Cách tính chiều cao xây dựng hiện nay

Cách tính chiều cao xây dựng hiện nay

Hiện nay, chiều cao xây dựng tối đa của một công trình được tính dựa trên nhiều yếu tố như loại công trình, quy hoạch đô thị và vị trí địa lý. Thông thường, chiều cao được xác định từ điểm thấp nhất của nền móng hoặc mặt đất đến điểm cao nhất của mái hoặc cấu trúc kiến trúc. Quý khách có thể tham khảo theo các công thức sau:

Chiều cao tổng thể của công trình

  • Từ mặt đất đến mái hoặc điểm cao nhất: tính từ mặt đất hoặc điểm đáy của nền móng đến điểm cao nhất của mái, cột hoặc cấu trúc nổi bật khác trên công trình.

Chiều cao tầng

  • Chiều cao sàn: chiều cao tầng thường được tính từ mặt sàn dưới đến mặt sàn của tầng trên. Đây là khoảng cách giữa 2 mặt sàn của 2 tầng liên tiếp
  • Chiều cao trần: chiều cao từ mặt sàn đến trần của tầng đó, không bao gồm các phần nổi bật như đèn hoặc các thiết bị kỹ thuật gắn trên trần.

Quy định chiều cao xây dựng tầng lửng:

Tự ý xây vượt chiều cao cho phép có bị xử phạt không?

xây vượt chiều cao cho phép có bị xử phạt không
Không xây vượt chiều cao công trình xây dựng được phép

Câu trả lời là CÓ. Với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng nhà ở vượt chiều cao và số tầng cho phép, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong những hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển công sở và nhà như sau:

  • Đối với hành vi tổ chức thi công sai nội dung giấy phép sửa chữa, cải tạo:
    • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
    • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn hoặc khu di tích lịch sử – văn hóa.
    • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với công trình yêu cầu lập dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
  • Đối với hành vi tổ chức thi công sai nội dung giấy phép xây dựng mới:
    • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
    • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, di tích lịch sử hoặc công trình khác.
    • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các công trình yêu cầu lập dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
  • Ngoài ra, các trường hợp vi phạm còn phải chịu các biện pháp xử lý bổ sung như buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu hoặc tháo dỡ phần công trình xây sai phạm. Điều này đảm bảo rằng các công trình xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng nội dung của giấy phép được cấp.

Việc nắm vững các quy định về tính chiều cao xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn khi quý khách có ý định xây dựng hoặc cải tạo nhà ở tại Hà Nội. Tuân thủ đúng các quy chuẩn  giúp đảm bảo công trình của quý khách hợp pháp, an toàn, tránh những rủi ro về pháp lý, bảo vệ quyền lợi lâu dài. Nếu quý khách có nhu cầu xây dựng hãy gọi ngay 0772 233 338 để được tư vấn nhé!

Bài viết cùng chủ đề

Hotline

Messenger

ZALO

MAP