Trong quá trình xây dựng ngôi nhà, một trong những giai đoạn quan trọng nhất chính là thi công phần thô. Đây là bước đầu tiên và nền tảng, quyết định độ bền vững, an toàn của toàn bộ công trình về sau. Tuy nhiên, “xây nhà phần thô gồm những gì? Việc gì?” thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, cùng Tâm Phát khám phá chi tiết từng công đoạn để giúp quý anh chị hiểu rõ quy trình và các vật liệu cần thiết khi xây dựng phần thô của một ngôi nhà.
A. Xây dựng phần thô gồm những việc gì?
Phần thô trong xây dựng không chỉ đơn thuần là việc tạo dựng khung cho ngôi nhà mà còn là bước thiết yếu giúp công trình sở hữu độ bền cao. Phần thô trong xây dựng gồm những gì? Tâm Phát sẽ chỉ rõ ngay trong phần sau.
Xây dựng phần thô đòi hỏi sự chính xác trong từng bước thực hiện, từ thi công đào móng cho đến phần mái…, rồi cả lựa chọn vật liệu đến kỹ thuật thi công. Chắc chắn đầu tư kỹ lưỡng vào hạng mục thi công phần thô sẽ giúp ngôi nhà tăng độ an toàn và bền vững theo thời gian.
1. Thi công móng và nền móng
- Bắt đầu bằng việc khảo sát địa chất để xác định loại móng phù hợp. Sau đó tiến hành đào hố móng với độ sâu chính xác theo thiết kế.
- Các công đoạn tiếp theo gồm đổ bê tông lót móng, lắp đặt cốt thép và tiến hành đổ bê tông móng. Trong quá trình đổ bê tông, cần liên tục đầm để loại bỏ bọt khí, đảm bảo kết cấu móng vững chắc.
- Sau khi đổ móng, tiếp tục thực hiện các công đoạn bảo dưỡng bê tông nhằm đảm bảo độ cứng và ổn định cho nền móng.
2. Lắp đặt khung kết cấu chịu lực
- Đầu tiên, đội thi công lắp đặt cốt thép cho các cột, dầm và sàn nhà. Sau đó, đổ bê tông từng phần và chờ đông kết để tạo nên khung chịu lực.
- Khung kết cấu bao gồm các cột, dầm và sàn giúp ngôi nhà đứng vững. Khi lắp đặt thép và đổ bê tông, cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo các điểm nối và mối hàn chặt chẽ, an toàn.
3. Xây tường và vách ngăn
- Phần thô xây dựng gồm cả hạng mục xây tường ngăn các khu vực theo bản thiết kế. Đảm bảo mỗi hàng gạch đều thẳng hàng và chắc chắn.
- Trong quá trình xây, chú ý chèn các khe hở và đảm bảo bề mặt tường phải phẳng. Tiến hành trát lớp vữa phủ ngoài để tăng độ bền và chuẩn bị cho các bước hoàn thiện tiếp theo.
4. Thi công sàn nhà
- Đổ sàn bê tông, làm phẳng và dùng đầm rung để đảm bảo bề mặt không có bọt khí, tránh hư hỏng về lâu dài.
- Sau khi đổ bê tông, bảo dưỡng sàn để tránh nứt và đảm bảo độ cứng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp chống thấm để sàn không bị ngấm nước.
5. Thi công phần mái
- Tùy theo loại mái (mái ngói, mái tôn, mái bê tông), nhà thầu xây dựng tiến hành thi công mái theo thiết kế. Với mái bê tông, đổ bê tông trực tiếp và thực hiện các biện pháp chống thấm ngay sau đó.
- Mái nhà cần được thi công cẩn thận để tránh thấm nước và bảo vệ ngôi nhà khỏi ảnh hưởng thời tiết. Sau khi lợp mái, cần kiểm tra lại độ chắc chắn và hoàn thiện các mối nối, tránh tình trạng dột hoặc gió lùa.
6. Lắp đặt hệ thống điện và nước
- Xác định vị trí cho các ổ cắm, công tắc, đường ống nước và cáp điện theo bản vẽ kỹ thuật.
- Lắp đặt đường ống nước ngầm, dây điện âm tường và cố định bằng vật liệu bảo vệ để đảm bảo không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tiếp theo. Các vị trí kết nối được đánh dấu để dễ dàng kiểm tra và bảo dưỡng sau này.
Xem thêm: Bảng báo giá xây nhà phần thô 2024 2025 mới nhất
C. Vật liệu xây dựng phần thô gồm những gì?
Để bắt đầu xây dựng phần thô, nhà thầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng vật liệu. Dưới đây là các loại vật liệu xây dựng phần thô cần thiết để tạo nên bộ khung vững chắc cho ngôi nhà:
- Bê tông: Vật liệu chính bê tông được dùng trong các kết cấu chịu lực như móng, cột, dầm, và sàn nhà.
- Thép: Thép là vật liệu chịu lực quan trọng trong xây dựng phần thô, đặc biệt là trong các hạng mục như cột, dầm và khung kết cấu. Thép thường được gia công thành thanh và lắp đặt theo từng kết cấu cụ thể để tạo nên khung xương cho công trình.
- Gạch: Gạch là vật liệu chính trong việc xây tường và vách ngăn. Các loại gạch thông dụng trong xây dựng phần thô bao gồm gạch đất nung, gạch không nung (gạch bê tông) và gạch block.
- Xi măng: Xi măng là thành phần chủ chốt trong hỗn hợp bê tông và vữa xây dựng, giúp gắn kết các vật liệu như cát và đá thành một khối đồng nhất. Trong xây dựng phần thô, xi măng cần có chất lượng tốt để đảm bảo độ bám dính và chịu lực.
- Cát xây dựng: Cát là thành phần không thể thiếu trong quá trình trộn bê tông và vữa xây.
- Đá xây dựng: Đá có vai trò quan trọng trong hỗn hợp bê tông, thường dùng các loại đá dăm kích thước vừa phải để tăng độ chịu lực của bê tông. Đá phải sạch, không lẫn tạp chất để đảm bảo chất lượng của bê tông và độ chắc chắn của nền móng.
- Nước: Nước là một thành phần thiết yếu trong việc trộn bê tông và vữa xây, cần đảm bảo là nước sạch, không lẫn tạp chất hay muối để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Lượng nước khi trộn cần được tính toán chính xác để đảm bảo độ đặc và kết dính tốt của bê tông.
- Các vật liệu xây dựng khác…
D. Những chú ý xây nhà phần thô gồm những gì
Chia sẻ một số lưu ý xây nhà phần thô gồm những gì mà gia chủ cần phải biết:
- Lựa chọn vật liệu xây dựng chất lượng cao
- Thi công đúng kỹ thuật trong từng hạng mục
- Giám sát và kiểm tra chất lượng thường xuyên
- Chống thấm đúng cách cho móng, sàn và mái
- Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công
- Bảo dưỡng bê tông để đạt độ bền tối ưu
- Lựa chọn nhà thầu xây thô uy tín và có kinh nghiệm
Qua bài viết này, hy vọng quý anh chị đã có cái nhìn rõ hơn về xây thô gồm những gì cũng như các yếu tố cần lưu ý trong quá trình thi công phần thô. Từ việc lựa chọn vật liệu, hạng mục thi công, từng chi tiết đều đóng góp vào độ bền lâu dài của công trình. Hãy đầu tư kỹ lưỡng cho phần thô để ngôi nhà luôn đẹp và bền vững với thời gian. Gọi ngay 0772 233 338 để được tư vấn!